Phương Pháp Montessori Hai Hệ Thống Quan Trọng Ngang Với Não
Trong số chúng ta, có rất nhiều người hiểu nhầm rằng: Trí tuệ của con người đều xuất phát từ não, do đó chỉ não mới là cơ quan tối quan trọng của con người, chỉ cần hoàn thiện não là có thể nâng cao phương diện tinh thần, đạt được sự hoàn thiện về nội tâm.
Một nhầm lẫn khác mà chúng ta cũng hay mắc phải đó là, chỉ coi cơ bắp như một cơ quan phục vụ cho sự mạnh khỏe, chúng ta tiến hành tập luyện cũng chỉ là để hít thở, ăn uống và ngủ nghỉ tốt hơn. Thực ra, nhận định này là sai lầm, nó giống như bắt một hoàng tử cao quý phải đi chăn dê vậy.
Cơ quan cảm giác và cơ bắp quan trọng ngang với não
Chúng ta muốn phát huy vai trò của não thì nhất định phải làm cho các bộ phận khác hoạt động. Cơ thể chúng ta phải là một hệ thống nhất, thì mới có thể hoàn thành được công việc. Sự phát triển tâm lý của trẻ cũng nhất định phải liên hệ với sự vận động, đồng thời phụ thuộc vào vận động. Trẻ phát triển bộ não nhờ hoạt động, sau khi dậy thì, bộ não lại tiếp tục giúp cho cơ thể trẻ hoạt động càng chuẩn xác hơn, đây là một quá trình tuần hoàn. Sự vận động đều có cơ chế và hết sức tinh vi, nó không phải bẩm sinh đã có mà được hoàn thiện và hình thành qua vô số hoạt động của trẻ trong cuộc sống sinh hoạt.
Cơ quan cảm giác làm nhiệm vụ tiếp nhận thông tin bên ngoài, nếu không có chúng thì chúng ta sẽ không thể nhìn thấy thế giới tươi đẹp, không thể hình thành nên suy nghĩ của bản thân, cảm giác là căn nguyên những linh cảm của chúng ta, chúng ta không nên hạ thấp nó ở mức độ “trưởng thành”.
Sự vận động của cơ bắp muốn có tác dụng cần phải phối hợp được với não, điều này không chỉ vấn đề cùng tồn tại song song vận động và tư duy mà còn là biểu hiện của một dạng sống cao cấp hơn.
Nói một cách tương đối, những bộ phận khác của con người có phần hơi “ích kỉ”, do tác dụng của chúng chỉ nằm trong giới hạn cơ thể người, chúng có nhiệm vụ duy trì sự tồn tại và phát triển của cơ thể, do đó có thể gọi chúng là “hệ thống trưởng thành”.
Theo phương pháp Montessori
Chúng ta muốn phát huy vai trò của não thì nhất định phải làm cho các bộ phận khác hoạt động. Cơ thể chúng ta phải là một thể thống nhất, thì mới có thể hoàn thành được công việc. Sự phát triển tâm lí của trẻ cũng nhất định phải liên hệ với sự vận động, đồng thời phụ thuộc vào vận động. Trẻ phát triển bộ não nhờ hoạt động, sau khi dậy thì, bộ não lại tiếp tục giúp cho cơ thể trẻ hoạt động càng chuẩn xác hơn, đây là một quá trình tuần hoàn.
Sự vận động đều có một cơ chế hết sức tinh vi, chính xác, nó không phải bẩm sinh đã có mà là được hoàn thiện và hình thành qua vô số hoạt động của trẻ trong cuộc sống. Cơ quan cảm giác, cơ bắp và bộ não gần như đồng thời cùng nhau tham gia vào bất cứ một hoạt động nào, do đó, hoạt động trí lực cũng là một dạng của sự hoạt động; hoạt động của tay, chân, nói chuyện, thậm chí cả cảm giác cũng có thể coi là hoạt động.
DuraGym đúc kết từ phương pháp Montessori
Hãy tận dụng mọi cơ hội để luyện tập cho trẻ những cảm giác cơ bản nhất, khi trẻ lớn hơn một chút, bạn có thể dùng những từ vựng và những câu nói tương ứng để cùng miêu tả cảm giác của mình với trẻ. Ví dụ như khi đi trên đường, chúng ta có thể cùng trẻ quan sát cây cối, hoa cỏ và côn trùng nhỏ ven đường; khi ngồi nghỉ có thể cùng trẻ nhắm mắt, lắng nghe mọi âm thanh trong cuộc sống từ xa đến gần, đồng thời đoán xem đó là âm thanh gì.