Phương pháp giáo dục Montessori từ khi con còn nhỏ
Theo phương pháp Montessori tâm hồn trẻ có khẳ năng học tập và tiếp thu vượt xa những gì chúng ta tưởng tượng năng lực này là bẩm sinh.
Câu truyện montessori
MỖi lần đến thăm quan “Children’s House”, bắt gặp những đứa trẻ khoảng 4 tuổi đã có thể đọc, viết thành thạo, mọi người thường cảm thấy hết sức kinh ngạc. Họ thường hỏi bọn trẻ: “Là ai đã dạy cháu vậy?” Bọn trẻ sẽ rất tự hào nhìn thẳng vào người hỏi mà đáp: “Dạy? Chẳng ai dạy chúng cháu cả, là chúng cháu tự học”.
Vậy là sau đó, trên báo sẽ bất đầu xuất hiện đầy rẫy những bài viết có tiêu đề đại loại như: “Văn hóa tự học”, các nhà tâm lí học thì lại tin rằng, bọn trẻ nhất định là có năng lực thiên bẩm đặc biệt. Cũng từng có một thời gian tôi đã tin cách nói đó là đúng, nhưng sau đó thì tôi đã tỉnh ngộ, phần lớn khoảng thời gian quý báu của trẻ đã trôi qua thật lãng phí, sự phát triển của trẻ cũng vì thế mà bị ngăn trở nghiêm trọng, vì quan niệm truyền thống đã phạm phải một sai lầm: việc giáo dục bắt buộc phải đợi đến khi trẻ được 6 tuổi.
Lời khuyên danh cho cha mẹ
Rất nhiều người trong số chúng ta, cho đến lúc sau khi trẻ ra đời vẫn không ý thức được rằng, chúng ta rốt cuộc phải có trách nhiệm gì với trẻ. Chúng ta chỉ biết rằng một đứa trẻ muốn phát triển thuân lợi thì cần phải có tiền, thế là chúng ta ngày đêm lao vào làm việc, hi vọng có thể kiếm được nhiều tiền, có thể thuê được những người giúp việc tốt, có thể cho con vào học ở một trường mẫu giáo tốt, vào học trong môi trường tiểu học, trung học thậm chí đại học tốt, có một số người còn muốn tích lũy đủ số tiền cần cho trẻ dùng cả đời.
Chính vì bận rộn kiếm tiền, nên chúng ta đã giao phó nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục con cho giúp việc hoặc nhà trẻ, cho nhà trường: “chẳng phải chúng tôi trả tiền để họ làm việc đó hay sao?” Thậm chí có cả những bậc phụ huynh bị tính bướng bỉnh cố chấp của trẻ làm cho phát bực, chỉ muốn nhanh chóng tới sáng để đem trẻ đến trường, dường như sau khi gửi trẻ vào trường học thì trách nhiệm của bản thân cũng kết thúc, có thể quay lại tháng ngày “một mình vô lo vô nghĩ”.
Giáo dục đâu có đơn giản như thế
Con của mình thì tự mình phải chăm sóc, chúng ta nên dũng cảm đảm nhận trọng trách giáo dục trẻ. Huy động sự giúp đỡ, tìm hiểu rõ tính tình của trẻ đồng thời sắp xếp môi trường và hoạt động cho trẻ, tất cả những điều đó đều là trách nhiệm của chúng ta. Người giúp việc hoặc nhà trẻ đều chỉ giúp chúng ta chăm sóc trẻ trong một giai đoạn mà thôi, chúng ta mới chính là những người có trách nhiệm duy nhất và vĩnh viễn với trẻ.