Phương Pháp Giáo Dục Montessori Khen Thưởng Và Trừng Phạt
Phương pháp giáo dục Montessori khen thưởng và trừng phát vào thời điểm thích hợp là sự khích lệ tốt nhất đối với trẻ.
Khen thưởng và trừng phạt
Một người được hưởng tự do nhưng biết tự khống chế bản thân sẽ theo đuổi những phần thưởng thực tế có thể kích thích và khích lệ mình và bỏ qua phần thưởng mà mình không hề hứng thú. Một đứa trẻ có tính chủ động cũng như vậy. Có một số người thường lấy bánh kẹo ra để thưởng cho những đứa trẻ biết nghe lời hoặc phạt trẻ bằng cách đứng vào góc tường, rồi cho rằng đó là những việc hết sức hiệu quả. Những trong lòng, trẻ không hề tìm thấy mỗi liên quan nào giữ miếng bánh và việc đứng góc tường với những hành động của mình. Mới đầu, có thể trẻ sẽ thấy thích thú trước những trò thưởng phạt thế này, nhưng dần dần, thái độ cứng nhắc không thể thay đổi của người lớn ẽ chuyến biến nội tâm của trẻ, cảm nhận của trẻ đối với bản thân sự việc đã suy giảm đi nhiều, trẻ chỉ hiểu rằng phản ứng của cha mẹ mới là cái quan trọng then chốt quyết định vận mệnh mình. Từ đó trẻ sẽ ỷ lại vào thái độ và hành động chỉ đạo của cha mẹ, tính tự chủ trong nội tâm của trẻ đã bị thay thế bới những yếu tố khách quan.
Lời khuyên Duragym dành cho cha mẹ
Dùng hậu quả trực quan của hành vi làm hình phạt dành cho trẻ, hạn chế dùng những yếu tố vật chất không liên quan đến việc thưởng phạt. Ví dụ như trẻ làm hỏng đồ chơi thì không liên quan đến việc thưởng phạt. Ví dụ nhưn trẻ làm hỏng đồ chơi thì không nên mua đồ chơi mới cho trẻ, việc thiếu đồ chơi sẽ khiến trẻ hiểu được hậu quả của việc hỏng đồ.
Hãy thưởng bằng cách biểu dương và khen ngợi về mặt tinh thần và cố gắng hết sức hạn chế việc dùng vật chất làm phần thưởng, càng không được dùng tiền làm phần thưởng
Khen thưởng hoặc xử phạt đều phải liên quan chặt chẽ với nhau giữa thời gian và nội dung hành vi của trẻ, thời gian để càng lâu thì hiệu quả càng giảm. Một số bà mẹ có thói quen khi gặp những sự việc nghiêm trọng đều “đợi đến tối bố về giải quyết”, nhưng đến tối, trẻ lại quên mất đã từng xảy ra việc gì, sự giận dữ của bố mẹ cũng chỉ khiến cho trẻ cảm thấy sợ hãi và hoang mang mà thôi.
Câu chuyện thực tế
David được mua một món đồ chơi mới, không nỡ đễ cho các bạn chơi cùng nền cậu bé thường ôm khư khư nó trong lòng, tránh xa khỏi bạn bè. Mẹ của David thấy vậy thì mắng cậu ích kỷ, bắt cậu đến chơi cùng mọi người . Những câu bé không nghe khiến mẹ nổi giận. Sau khi mắng cậu là đồ ích kỉ mà vẫn không có kết quả, bà liền ném món đồ chơi của cậu ra xa rồi nói: “Nếu đã không muốn chơi cùng mọi người thì đừng nên chơi nữa”.
David ấm ức khóc lớn lên, các bạn khác cũng sợ quá, chỉ dám đứng bên cạnh không dám nói năng gì.
Đây vốn không phải là kết cục mà mẹ David muốn xảy ra. Vấn đề nằm ở chỗ thái độ của người mẹ, cô ấy cảm thấy con mình rất “ki bo”, sợ bị mất mặt, nhưng thực tế, trẻ thường ích kỉ trước rồi mới có thể vô tư, điều này đòi hỏi cả một quá trình chuyển biến. Lẽ ra, mẹ David nên khuyên con cùng trao đổi chơi với bạn hoặc hướng dẫn con “dạy” các bạn cách chơi món đồ chơi mới của mình.