Những phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non
Phương pháp giáo dục thể chất là quá trình sư phạm, do đó các phương pháp giảng dạy về bản chất cũng chính là phương pháp sư phạm nhưng mang đặc điểm của giáo dục thể chất.
Khi lựa chọn các phương pháp dạy, người giáo viên cần lựa chọn các bài thể dục cho bé, kĩ thuật, nội dung giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, giáo án phát triển thể chất nhà trẻ, yêu cầu thể lực, …và cần sử dụng phối hợp nhiều phương pháp.
Vận dụng các phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non:
-
Phương pháp trực quan
Phương pháp này giúp trẻ cụ thể hóa các biểu tượng của bài tập thể dục cho trẻ mầm non, đồng thời phát triển khả năng cảm thụ của trẻ.
Phương pháp trực quan bao gồm:
-
Sử dụng tính trực quan của thị giác, xúc giác, thính giác.
- Thị giác:
- Làm mẫu: dựa vào các giáo án phát triển thể chất theo các nhóm tuổi: giáo án giáo dục thể chất mẫu giáo bé, giáo án giáo dục thể chất mẫu giáo nhỡ, giáo án giáo dục thể chất mẫu giáo lớn. Đối với mỗi bài tập trong giáo án, giáo viên làm mẫu thị phạm động tác từng phần hoặc toàn bộ. Ví dụ: bài tập phát triển vận động cho trẻ: tập đi, bài tập phát triển chung,…
- Sử dụng vật chuẩn thị giác bao gồm vạch vẽ, đồ chơi, các bộ phận cơ thể trẻ và đồ vật xung quanh trẻ tạo điều kiện cho việc thực hiện các bài tập vận động nhanh chóng.
- Sử dụng tính trực quan của xúc giác – cảm giác cơ – cảm giác vận động
- Sử dụng các dụng cụ cho trẻ mầm non: cờ, nơ, xúc xắc,… trong hoạt động vận động giúp cho động tác của trẻ chính xác, gây hứng thú và sự nỗ lực cơ bắp, xuất hiện cảm giác cơ bắp – vận động đúng đắn.
- Sử dụng trực quan của thính giác bằng vật chuẩn thính giác hay còn gọi vật định hướng âm thanh như tiếng vỗ tay, chuông, âm nhạc, lời bài hát,… nhằm hình thành cảm giác nhịp điệu trong thể dục nhịp điệu cho bé, điều hòa phối hợp vận động.
-
Mô phỏng bài tập thể chất: dưới dạng các hiện tượng thiên nhiên, xã hội. Ví dụ: đi, chạy, tư thế của động vật thỏ, gấu,…, phương tiện giao thông
- Sử dụng trong tất cả các lứa tuổi: tàu hỏa, ô tô, những thoa tác lao động: cắt bằng kéo, bổ củi,…Nên sử dụng những bài tập đơn giản để chọn hình ảnh dễ dàng.
- Sử dụng tài liệu trực quan: tranh vẽ, ảnh chụp, phim đèn chiếu,…về các bài tập vận động mẫu nhưng mục tiêu phát triển thể chất cho trẻ mầm non.
- Các giáo án mầm non từ giáo án thể dục mầm non 3 tuổi đến giáo án mầm non 5 tuổi thường sử dụng phương pháp trực quan song trẻ lứa tuổi nhỏ sẽ sử dụng nhiều hơn.
-
Phương pháp dùng lời nói
- Là sự tác động chủ yếu, truyền thụ mọi hiểu biết làm cho sự cảm thụ trở nên tích cực và sâu sắc hơn, đề ra những nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ mầm non đánh giá kết quả đã đạt được, phát triển phẩm chất đạo đức, thẩm mĩ.
- Phương pháp dùng lời nói sử dụng trong giờ học thể dục cho trẻ mầm non giúp trẻ quan sát bài tập vận động có mục đích.
- Yêu cầu lời nói của giáo viên có sức hút, rõ ràng, mạch lạc và có hình ảnh.
- Bao gồm:
- Sử dụng tên gọi bài tập thể chất gợi lên những hình ảnh và biểu tượng vận động giúp trẻ dễ nhớ bài tập.
- Miêu tả là kết hợp lời nói với làm mẫu tường thuật của kĩ thuật vận động giúp trẻ tập trung chú ý trong tập luyện. phương pháp miêu tả sử dung nhiều với giáo án giáo dục thể chất nhỡ và giáo án giáo dục thể chất lớn.
- Chỉ dẫn: một cách ngắn gọn bài tập cho trẻ bằng khẩu lệnh và mệnh lênh nhằm củng cố kĩ năng, kĩ xảo vận động. Chỉ dẫn được đưa vào khi trẻ thực hiện giờ học thể dục của trẻ mầm non.
- Đàm thoại: giáo viên và trẻ hỏi và trả lời trước và sau giờ học thể dục của trẻ mầm non.
- Kể chuyện: là lời dẫn, câu chuyện do giáo viên tự nghĩ ra trong sách, báo, tranh, truyện,…kích thích sự hứng thú luyện tập vận động.
-
Nhóm phương pháp thực hành
- Là phương pháp vận động chính cho trẻ khi trẻ thực hiện phương pháp thể chất này dễ có thể quan sát, nhận xét và đánh giá trẻ.Từ đó kịp thời phát hiện và sửa sải cho trẻ.
- Bao gồm:
- Luyện tập: tiến hành khi giáo viên làm mẫu bài tập, trẻ bắt đầu thực hiện bài tập.
- Đối với trẻ lứa tuổi nhà trẻ: thực hiện một cách thụ động, nửa thụ động, tích cực.Đối với trẻ lứa tuổi mẫu giáo: thực hiện động tác mang tính chủ động, tích cực.
- Số lần thực hiện động tác phụ thuộc vào lứa tuổi của trẻ và mức độ phức tạp của bài tập.
- Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non này giúp trẻ nắm vững kiến thức, kĩ năng vận động, hình thành cảm giác cơ bắp động tác, phát triển các tố chất thể lục, thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ.
- Chỉ qua luyện tập phương pháp này trẻ mới hiểu và nhớ động tác, tốc độ di chuyển của cơ thể, sự phối hợp dùng sức của các cơ co, duỗi nhịp nhàng.
- Phương pháp này được tiến hành sau đây:
Phương pháp dạy động tác hoàn chỉnh
Phương pháp phân đoạn
Phương pháp tập lặp lại
Phương pháp luyện tập biến đổi
- Phương pháp trò chơi: gây hương thú cho trẻ với bài tập.Tiến hành bằng hai cách: đưa yếu tố chơi vào buổi tập và sử dụng trò chơi vận động
- Phương pháp thi đua: là sự đua tài, đọ sức để đạt thành tích cao áp dụng đối với mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn.Tiến hành bằng hai cách thi đua cá nhân và thi đua đồng đội.
- Phương pháp sửa chữa động tác sai: mục đích giúp trẻ tiếp thu, hình thành kĩ thuật động tác chính xác. Nguyên nhân dẫn đến động tác sai là tố chất và khả năng vận động của trẻ còn thấp, trẻ chưa nắm được yêu cầu cách tiến hành tập luyện, phương pháp của giáo viên chưa tốt, không phù hợp với trẻ. Phương pháp sửa chữa động tác sai được tiến hành như sau: tìm nguyên nhân, sửa những sai lầm chủ yếu nhất, giáo viên động viên tinh thần cho trẻ, giúp đỡ trẻ làm động tác,..
Dù giáo viên lựa chọn phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non nào đi nữa thì hãy cần phối hợp các phương pháp và phượng tiện giáo dục thể chất cho trẻ mầm non như dụng cụ thể dục cho trẻ mầm non, chuyên đề phát triển thể chất cho trẻ mầm non một cách logic. Đưa các phương pháp vào giáo án giáo dục thể chất cho trẻ mầm non một cách hợp lý, khoa học.