Nhưng Lưu Ý Khi Giáo Dục Giới Tính Tại Trường Mầm Non?
Có rất nhiều phụ huynh thắc mắc không hiểu tại sao lại phải giáo dục giới tính tại trường mầm non, nó có phải là quá sớm đối với các bạn nhỏ hay không? ở độ tuổi này nghe giáo dục giới tính có tác dụng gì? Giáo dục giới tính tại trường mầm non như nào là hợp lý?
“ Vẽ đúng đường cho hươu chạy” đi kèm với việc giúp con phát triển về kiến thúc, về kỹ năng thì bố mẹ cũng cần chuẩn bị sẵn sàng để giáo dục cho con về giới tính ngày từ giai đoạn này và giải đáp những câu hỏi ngốc nghếch của trẻ. “ Mẹ ơi tại sao anh An lại đứng tè mà con lại phải ngồi ạ”đây là sự tò mò giới tính của những trẻ 3 tuổi, mà khi tò mò thì thường có su hướng làm theo một số bé sẽ đứng như bé trai và bé trai lại ngồi như bé gái. Bố mẹ hãy khoan hãy la mắng con nhé vì hầu như các bé dưới 3 tuổi sẽ bắt chước hành vi của 2 giới. Vậy bố mẹ cần làm gì? Truyền đạt cho con nhũng nội dung gì? Truyền đạt như thế nào?để việc giáo dục giới tính cho trẻ ở trường mầm non là hoàn toàn thích hợp.
Nhận thức của bé trải qua các giai đoạn:
-
Giai đoạn 2 tuổi
Ở giai đoạn này trẻ chưa nhận thức được giới tính của mình, bố mẹ có thể khéo léo giáo dục giới tính cho con bằng cách kể truyện, hay lồng ghép vào các việc đơn giản để bé tự nhận ra sự khác biệt giới tính. Dạy các bé về các bộ phận trên cơ thể, cách vệ sinh bộ phận trên cơ thể và rèn luyện được tính độc lập tự vệ sinh cá nhân. Ngoài ra bố mẹ có thể chọn các trang phụ có gam màu tương sứng với giới tính: con gái: màu hồng, công chúa....,các đồ chơi nhẹ nhàng; con trai bố mẹ nên lựa cho những gam màu như màu xanh, đen, gam màu lạnh, các đồ chơi mạnh mẽ như ô tô, siêu nhân.....
-
Giai đoạn 3 tuổi.
Trong các cuộc hội thoại sẽ không tránh khỏi những câu hỏi “ con là con trai hay con gái”. Để trả lời những câu hỏi này bố mẹ nên thông qua các trò chơi như con trai: chơi đá bóng, chơi ô tô,..... con gái chơi búp bê, công chúa, kẹp tóc...từ đấy các bé sẽ tự nhận thức được giới tính của mình. Tuy nhiên ở lứa tuổi này các bạn nhỏ thường hay kết thân với nhau kể cả trai lẫn gái mà bố mẹ lại thường lo lắng như vậy sẽ không nhận thức được giới tính đúng của mình. Động thái này chỉ cần can thiệp khi các bé đến tuổi tiền dậy thì nếu bé có những nhận thức lệch lạc về giới tính của bản thân.
Trong các giai đoạn này thì giáo dục giới tính cần hết sức lưu ý vì trẻ có những câu hỏi khó đỡ, mà bố mẹ cần kiên nhẫn trả lời con một cách rõ ràng, mạch lạc, nhưng không cần đi quá chi tiết vấn đề và nhấn mạnh về sự khác biết giới tính cho con hiểu. Có những trường hợp bé phủ nhận giới tính của mình “con không thích làm con trai, con thích mặc váy”, thường xuyên tiểu ngồi. Nếu có những dấu hiệu này thì bố mẹ cần cho con đi gặp bác sĩ tâm lý để kiểm tra và can thiệp. Trong trường hợp này bố mẹ nên giáo dục giới tính định hướng lại giới tính cho con chứ không áp đặt, việc trêu ghẹo về bộ phận sinh dục của bé cũng nên tránh để không ảnh hưởng đến nhận thức về giới tính của con về lâu dài.