NHỮNG CỘT MỐC KỸ NĂNG PHÁT TRIỂN TRONG 12 THÁNG ĐẦU ĐỜI CỦA TRẺ
Trẻ sẽ trải qua 12 tháng đầu đời với các cột mốc phát triển về vận động, nhận thức và giao tiếp. Hầu hết các trẻ sẽ trải qua các cột mốc này. Tuy nhiên, mỗi bé có thể là khác biệt, có thể bỏ 1 vài cột mốc, nhưng nếu phần lớn bị trì trệ hơn 3 tháng thì nên tư vấn chuyên gia để được đánh giá tốt hơn.
TRẺ 0-3 THÁNG TUỔI
Trong giai đoạn này, trẻ sẽ phát triển những kĩ năng sau:
VỀ VẬN ĐỘNG:
* Khi nằm trẻ sấp, có thể tựa lên cánh tay, có thể nâng và giữ đầu. Trẻ có thể nắm mở bàn tay. Có thể đưa tay lên miệng. Và có thể vận động cánh tay và chân khi cảm thấy vui hay hứng thú.
VỀ NHẬN THỨC:
* Khi nằm ngữa, có thể chạm và giữ đồ chơi tì vào ngực, có thể liếc nhìn vật di chuyển qua lại, có thể giữ đầu ở giữa để quan sát khuôn mặt người đối diện hoặc đồ chơi.
* Có thể dỗ bằng ôm ấp vỗ về, vuốt ve hay dụ ngọt bằng lời nói.
* Hứng thú khi được chơi bằng cách di chuyển đa dạng.
GIAO TIẾP:
* Trẻ có thể im lặng hoặc chỉ cười khi đáp ứng với lời nói hay âm thanh
* Trẻ sẽ quay đầu về hướng âm thanh và lời nói
* Thể hiện hứng thú qua khuôn mặt
* Có thể giao tiếp bằng mắt
* Khóc với đa dạng mục đích (VD đói hoặc mệt). Khi đáp ứng đúng thì hết khóc.
* Có thể tự tạo 1 số âm thanh khó hiểu hoặc cười.
TRẺ 4-6 THÁNG TUỔI
VẬN ĐỘNG:
* Sử dụng tay để tự hổ trợ ngồi
* Lăn từ ngửa sang sấp và ngược lại
* Trong khi đứng, có thể nhúng nhảy
* Khi nầm sấp, có thể chạm đồ chơi ở gần
* Khi nằm ngửa, có thể kéo chạm bàn chân, có thể truyền đồ chơi từ tay này qua tay kia
NHẬN THỨC:
* Dùng cả 2 bàn tay khám phá đồ chơi
* Thường vui vẻ khi không đói hay mệt
* Đưa tay và đồ chơi lên cắn hay ngậm
* Có thể dỗ bằng ôm ấp vỗ về, vuốt ve hay dụ ngọt bằng lời nói.
GIAO TIẾP:
* Không cảm thấy bực mình với âm thanh hằng ngày như tiếng chó sủa...
* Hứng thú khi được chơi bằng cách di chuyển đa dạng.
* Lắng nghe và đáp ứng khi được nói chuyện
* Bắt đầu tự tạo ra phụ âm như da, da, da
* Có đáp ứng với tiếng ồn như giật mình khi có tiếng ồn đột ngột
* sử dụng âm thanh để gây chú ý
* Làm những âm thanh khác nhau để biểu hiệu cảm nghĩ.
TRẺ 7-9 THÁNG TUỔI
VẬN ĐỘNG:
* Ngồi không cần hỗ trợ
* Ngồi và chạm đồ chơi nhưng không ngã
* Có thể ngồi dậy từ tư thế nằm
* Bắt đầu chuyển động với chân tay kết hợp thay thế
* Đẩy cao đầu và dùng khuỷa tay khi nằm sấp
* Có thể quay đầu để nhìn khi ngồi
* Thể hiện có sự kiểm soát được thăng bằng khi lăn hay ngồi
* Khi cầm nắm biết dùng hổ trợ của ngón cái và ngón tay khác
* Biết bắt chước 1 số động tác đơn giản
NHẬN THỨC:
* Thích thú đa dạng di chuyển: nhúng nhảy,...
* Khám phá đồ vật bằng tay và miệng
* Lật nhiều trang sách cùng lúc
* Tò mò về hình dạng, kích thước, chất liệu của đồ chơi hay những thứ xung quanh
* Có thể tập trung vào vật ở tầm gần và xa
* Quan sát xung quanh từ mọi tư thế như nằm ngửa, nằm sấp, ngồi, lăn hay đứng với hỗ trợ
GIAO TIẾP:
* Sử dụng kết hợp đa dạng âm thanh và âm tiết để bập bẹ ra từ
* Nhìn khi nghe thấy tên những vật hay người quen thuộc
* Nhận ra khi gọi tên
* Tham gia vào giao tiếp 2 chiều
* Theo 1 số lệnh thông thường khi kết hợp với cử chỉ
* Nhận biết được 1 số từ thường sử dụng trong giao tiếp hằng ngày
* Sử dụng cử chỉ như lắc đầu khi nghe nói "không được"
* Biết bắt chước âm thanh.
TRẺ 10-12 THÁNG TUỔI
VẬN ĐỘNG:
* Biết bỏ vật thể vào 1 vật đựng thông qua cái miệng lớn
* Có thể tự đi 1 vài bước
* Di chuyển đa dạng vị trí để khám phá môi trường và đồ chơi xung quanh
* Tự đứng 1 mình
* Vịn để đứng và men theo vật thể để đi
* Sử dụng ngón tay cái và ngón trỏ để nhặt đồ vật hay thức ăn
* Vẫn giữ được thăng bằng khi ngồn ném đồ vật
* Có thể vỗ tay được
NHẬN THỨC:
* Hứng thú với âm nhạc
* Thích khám phá đồ chơi bằng tay, ngón tay và miệng
* Có thể bò tới khi thấy đồ chơi từ xa
GIAO TIẾP:
* Hiểu khi dùng mama và dada
* Đáp ứng được 1 số hướng dẫn đơn giản như đưa đây con!
* Có thể tạo 1 chuỗi dài những âm thanh trong giao tiếp xã hội với mọi người
* Nói được 1 hoặc 2 từ
* Bắt chước được âm thanh
* Tiếng bập bẹ nói có cấu trúc và âm như giọng nói
* Có chú ý đến nơi bạn nhìn hay chỉ tới
* Đáp ứng khi bạn nói trẻ “không được làm”
* Bắt đầu sử dụng tay để thể hiện điều trẻ muốn hay không muốn. VD: với tay đòi đồ chơi.
Ngoài vận động ra, thì cũng cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ. Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, dạ dày cũng như nhiều cơ quan khác chưa phát triển hoàn thiện. Vì vậy, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ sơ sinh rất quan trọng, góp phần quyết định tới sự phát triển toàn diện tối đa của trẻ sau này.
Tìm hiểu chế độ vận động theo từng tháng tuổi của trẻ chi tiết hơn tại đây