Kỹ Năng Sống Mầm Non có tác dụng gì?
Nhiệm vụ vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình phát triển và hình thành nhân cách của trẻ sau này đó là rèn luyện kỹ năng sống mầm non. Vì vậy, trẻ cần được trang bị kỹ năng sống giúp định hướng phát triển cá nhân một cách tốt nhất ngay từ giai đoạn mầm non. Để giải đáp thắc mắc: tác dụng của kỹ năng sống mầm non là gì? Thì bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh có cái nhìn toàn diện về nó.
-
Kỹ năng lắng nghe khi con nhỏ
Kỹ năng đọc và lắng nghe để con có thói quen tự khám phá, tìm hiểu những điều hay ho, rèn luyện tính cách chăm chỉ sẽ được hình thành nếu con được học kỹ năng sống khi còn nhỏ. Không ngừng lĩnh hội những bài học từ cuộc sống từ những người vốn là hình mẫu của trẻ, cha mẹ hãy khuyến khích và định hướng cho con học kỹ năng sống
-
Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp rất quan trọng giúp trẻ phát triển và tồn tại ngay từ khi trẻ chào đời. Trẻ giao tiếp qua biểu cảm, ánh mắt, cử động tay chân, … ở giai đoạn đầu. Lớn hơn chút nữa thì kỹ năng giao tiếp của trẻ được hình thành và dần hoàn thiện qua cử chỉ, ngôn ngữ, … Giao tiếp là một năng lực cần thiết cho trẻ phát triển và sinh tồn trong cuộc sống.
-
Kỹ năng sống mầm non tự phụ vụ bản thân
Thời gian trẻ 20-28 tháng là thời gian vàng để các bậc phụ huynh và giáo viên trang bị kỹ năng này cho trẻ. Bằng cách cho trẻ tham gia vào những công việc phù hợp như: sắp xếp, dọn đồ chơi sau khi chơi xong, tự thay đồ hoặc biết tự rửa tay, vệ sinh cá nhân, … Qua việc tự phục vụ bản thân mình, trẻ sẽ hiểu được giá trị của lao động, thông cảm và biết yêu thương cha mẹ hơn.
-
Dạy trẻ tự biết bảo vệ bản thân
Đa phần sự lựa chọn của phụ huynh là nghiêm cấm con mình tiếp xúc với các rủi ro và họ nhận thức được điều đó. Nếu chỉ nghiêm cấm mà không giải thích lý do cho trẻ hiểu thì trẻ lại càng kích thích sự tò mò, muốn khám phá nên lựa chọn đó luôn luôn bị phản tác dụng. Phụ huynh và giáo viên cần giúp trẻ hình thành kỹ năng và thói quen bảo vệ bản thân để trẻ có thể tự bảo vệ mình trước những nguy hiểm. Cần trang bị cho trẻ những kỹ năng sau: kỹ năng biết xử lý khi bị lạc đường - lạc bố mẹ, kỹ năng an toàn gia thông khi tham gia trên đường, kỹ năng không để người khác xâm hại cơ thể, kỹ năng an toàn khi tự chơi.
-
Kỹ năng sống mầm non tự lập
Cha mẹ sẽ không ở bên con mãi mãi và không thể bên cạnh con 24/24. Vậy nên các bậc phụ huynh hãy dạy con tự biết đứng lên dau khi vấp ngã, phân biệt được đồ ăn được và không ăn được, tự chuẩn bị đồ dùng trước khi đến trường, tự biết chạy vào lớp, chạy thoát khi gặp nguy hiểm, …
Rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ không phải dạy một hai ngày là xong mà đó là một quá trình lâu dài. Chính vì vậy, phụ huynh và giáo viên cần kết hợp với nhau để dẫn dắt cho bé rèn luyện kỹ năng sống trong trường mầm non cho bé đạt hiệu quả cao hơn.