5 Điều Phải Biết Khi Quản Lý Mầm Non
Quản lý trường không hề đơn giản mà phức tạp, nó đòi hỏi người quản lý mầm non phải trang bị đầy đủ những kĩ năng cần thiết, những kiến thức chuyên môn, luôn sẵn sàng giải quyết các tình huống mà trong quá trình sinh hoạt và học tập của các bạn trẻ nhỏ mà còn đem lại liềm vui và ý nghĩa
-
Đảm bảo môi trường học trong sạch, thoáng mát, dễ chịu
Để đảm bảo được một môi trường trong sạch, thoáng mát, an toàn cho mọi hoạt động sinh hoạt, vui chơi của các bé. Đồng thời bạn cũng phải luôn luôn quan sát lớp, khu vui chơi của các bé để đảm bảo một cách tối đa và an toàn cho các bạn nhỏ.
-
Sự khác biệt tính cách và cá nhân của mỗi trẻ
Mỗi trẻ có một phương pháp tiếp nhận và học tập khác nhau. Có những trẻ học tốt theo những nhận thức thị giác như xem hình ảnh, máy chiếu, phân biệt mầu sắc. Một số bạn nhỏ khác tiếp thu bài học qua thính giác như nghe bài hát, nghe những câu chuyện. Một số khác thì thích vận động tương tác như, sử dụng tay để cảm nhận, dùng tay để sờ, nắn và khám phá. Chăm sóc trẻ theo chế độ hiệu quả đối với trẻ để trẻ không bị gò bó trong môi trường nhất định. Chính vì thế đánh giá mỗi trẻ và tìm hiểu cách học của trẻ thuộc phương pháp nào
-
Không ngừng học hỏi và tìm hiểu về những thứ mới
Quản lý mầm non luôn đọc những bản báo cáo cập nhật hoạt động sinh hoạt – nuôi dưỡng trẻ. Bạn có thể tìm hiểu và học hỏi từ các trường khác để tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp với các bé khi chăm sóc trẻ, tìm hiểu các lớp dành riêng cho trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi và trẻ mầm non trong lĩnh vực của mình để tìm ra phương án phù hợp với trường của mình
-
Lập mối quan hệ tin tưởng với những người xung quanh
Chọn một trường mầm non tốt là điều vô cùng quan trọng với phụ huynh và các bé để phụ huynh tin tưởng ngôi trường và giao các bé, phụ huynh có biết đến chương trình, lớp và nhà trường. Đội ngũ giáo viên, nhân viên có niềm nở chào đón phụ huynh. Trẻ có vui vẻ khi đến lớp vào mỗi buổi sáng khi phụ huynh đưa tới trường tới lớp, phụ huynh có cảm thấy các bé đang trong môi trường như thế nào, có an toàn với các bé không. Có như vậy, bạn không những đảm bảo chỉ tiêu tuyển sinh của trường đặt ra trong năm học mới và các năm sau, cảm thấy hứng thú với những giá trị mình mang lại trong công việc mà còn góp phần giúp phụ huynh cảm thấy an tâm hơn, tin tưởng hơn khi gia các bé gửi tại trường cho các cô
-
Những vấn đề cá nhân
Nếu bạn là một quản lý trường mầm non thì bạn hãy học cách gác lại những vấn đề cá nhân để bắt đầu một ngày bằng lời chào ấm áp, vui vẻ, tạo thân thiện cho mỗi bé tới lớp, tới trường. Một nụ cười sẽ giúp phụ huynh an tâm rằng bạn sẽ chăm sóc tốt cho các bé trong lúc phụ huynh gửi các bé cho đến lúc quay lại đón trẻ về nhà.